Cong ty To Chuc Su Kien Vung Ben Tai Bac Ninh
Hỗ trợ trực tuyến
Hotline:
0862 855 475
Miss Thủy:
0947 096 691
Khách Online:
3
Tổng cộng:
6,521,732
Cập nhật: 23/11/2013
Xay dung truong Dai hoc lam qua tang cho tuong lai
“Xây dựng trường Đại học làm quà tặng cho tương lai…”
Trong khi nhiều trường Đại học ngoài công lập cả nước đang bước vào giai đoạn thoái trào, thì Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) tiếp tục phát triển ngoạn mục. Năm học 2013-2014, HUBT thu hút hơn 1,9 vạn thí sinh dự thi đầu vào, cao hơn 3 lần chỉ tiêu tuyển sinh. Năm học 2013-2014 cũng đánh dấu chặng đường phát triển mới khi cơ sở II (rộng 10 ha tại Đình Bảng, thị xã Từ Sơn) chính thức được sử dụng. Trong chiến lược phát triển, cơ sở II sẽ trở thành bản doanh chính của HUBT...
Cơ sở I tại Vĩnh Tuy (Hà Nội) của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.

 

HUBT là sản phẩm trí tuệ của Giáo sư Trần Phương, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ, hiện là Chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam và là Hiệu trưởng, Chủ tịch HĐQT của HUBT. Với tầm nhìn chiến lược của một cán bộ quản lý cao cấp và tư duy sắc bén của một nhà khoa học, Giáo sư Trần Phương đã ấp ủ khát vọng cao cả là xây dựng một trường Đại học danh giá làm quà tặng cho tương lai. Khát vọng đó hiện dần khi HUBT được thành lập (năm 1996) với tên gọi ban đầu là Trường Đại học Dân lập Quản lý và Kinh doanh Hà Nội.

Là người gắn bó với HUBT từ những ngày đầu thành lập, Tiến sỹ Lê Khắc Đóa, Phó Hiệu trưởng HUBT nhớ lại: Sau khi thành lập, HUBT đứng trước 2 thách thức lớn: Một là phải sớm xây dựng hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, chuẩn mực theo đúng tiêu chuẩn trường Đại học, phục vụ nhu cầu giảng dạy và học tập của giảng viên và sinh viên. Hai là phải thu hút, tuyển dụng được đội ngũ các giảng viên, nhà khoa học đáp ứng đủ các tiêu chí: Trẻ, có học hàm học vị cao, giỏi chuyên môn, đặc biệt phải thông thạo Tiếng Anh và Tin học làm tiền đề cho chiến lược hội nhập Quốc tế sau này của HUBT. Để giải quyết thách thức thứ hai là vô cùng khó khăn, và chỉ khi thách thức thứ hai được giải quyết, HUBT mới mong tạo dựng cho mình thương hiệu riêng trong hệ thống giáo dục Đại học nói chung và các trường ngoài công lập nói riêng.

“Mọi người vẫn gọi HUBT là trường của ông Phương (Hiệu trưởng Trần Phương). HUBT cũng thật tự hào khi được mang tên ông, một cựu chính khách, một nhà khoa học kinh tế tên tuổi, một nhà quản lý tài ba… Là kiến trúc sư trưởng, ông luôn hướng các cộng sự kiên định mục tiêu “Xây dựng trường ĐH làm quà tặng cho tương lai”. Ở tuổi 86 sức làm việc của ông thật đáng khâm phục, ông vẫn tham gia giảng dạy và đặc biệt với cương vị Chủ tịch Hội khoa học Kinh tế Việt Nam, ông vẫn có thể thuyết trình 3 tiếng liên tiếp các vấn đề liên quan trước cán bộ giảng viên, sinh viên và các chuyên gia kinh tế hàng đầu của đất nước …”

                     

  Tiến sỹ Lê Khắc Đóa, Phó Hiệu trưởng HUBT

 

Những khó khăn của một ngôi trường mới thành lập dần được tháo gỡ khi Giáo sư Trần Phương hướng những cộng sự định vị chiến lược phát triển cho HUBT, theo đúng mục tiêu xây dựng một trường Đại học danh giá làm quà tặng cho tương lai. Thứ nhất đây là ĐH thực hành, các cử nhân hay kỹ sư của HUBT sau khi ra trường đều là cử nhân, kỹ sư thực hành, thích ứng nhanh với yêu cầu công việc vừa có khả năng hội nhập Quốc tế nhờ kiến thức Tiếng Anh và Tin học. Thứ hai đây là ĐH phi lợi nhuận, toàn bộ nguồn vốn hình thành từ đóng góp của hơn 700 cổ đông, theo đó phần chênh lệch giữa thu và chi không chia cho người góp vốn mà quản lý theo nguyên tắc bảo toàn để phát triển. Nhờ nguyên tắc đó, 17 năm qua HUBT đã xây dựng được hệ thống cơ sở vật chất hiện đại điển hình trong hệ thống các trường ĐH nói chung, với hơn 850 tỷ đồng. Thứ ba, HUBT là ĐH hội nhập giáo dục Quốc tế. Từ nền tảng vừa là thế mạnh của trường là kiến thức Tiếng Anh và Tin học, từ năm 1999 Hiệu trưởng Trần Phương đã ký với ĐH Saxion (Hà Lan) thỏa thuận liên kết đào tạo ĐH theo phương thức 3+1 (3 năm học trong nước, 1 năm học nước ngoài) rồi đến 2+2, đến nay HUBT đã liên kết đào tạo ĐH với nhiều nước, vùng lãnh thổ như Trung Quốc, Lào, Campuchia, Đài Loan… Nhờ hội nhập giáo dục Quốc tế, đã có hơn 1.900 sinh viên tốt nghiệp hệ liên kết trong đó có trên 300 Thạc sỹ và từ năm học này sẽ đào tạo Tiến sỹ.

Trong 17 năm xây dựng và phát triển, HUBT luôn bắt nhịp mạnh với đời sống xã hội để định hướng đào tạo phù hợp. Một thời đi đầu trong đào tạo các chuyên ngành kế toán, tài chính, ngân hàng, quản trị kinh doanh…, HUBT cũng dự báo chính xác sự bão hòa nhân lực các ngành này, vì thế một mặt HUBT đã nhanh chóng tinh gọn chỉ tiêu đào tạo mặt khác mở rộng các ngành đào tạo mới có nhiều triển vọng trong tương lai như: cơ - điện tử, điện - điện tử, kiến trúc, mỹ thuật …

Hiện nay HUBT đang hoàn thiện cơ sở 2 rộng hơn 10 ha ở thị xã Từ Sơn, gồm nhà giảng đường 10 tầng, 2 ký túc xá 5 tầng, 6 tầng cho sinh viên Việt và sinh viên nước ngoài, nhà đa năng… Cơ sở II có thể đáp ứng nhu cầu học tập của hơn 1 vạn sinh viên và đây sẽ là bản doanh chính của HUBT trong tương lai. HUBT còn 1 cơ sở nữa ở Lương Sơn (Hòa Bình) cũng rộng hơn 10 ha, đang xây dựng trung tâm đào tạo lái xe và dạy nghề ngắn hạn cho sinh viên.

Năm học 2013-2014, quy mô của HUBT lên tới 3 vạn sinh viên và hơn 1200 giảng viên cơ hữu, lần đầu tiên trường không phải thuê cơ sở đào tạo. HUBT cũng duy trì việc tuyển sinh bằng hình thức thi tuyển và vẫn luôn thu hút đông đảo thí sinh dự thi đầu vào. Đấy là uy tín của trường dưới sự chèo lái tài tình của người thuyền trưởng, một cựu chính khách, một nhà khoa học kinh tế, nhà quản lý giáo dục Trần Phương, Hiệu trưởng HUBT và các cộng sự.

Và đất Đình Bảng chắc chắn sẽ sôi động hơn khi trở thành bản doanh chính thức của HUBT trong tương lai.

Sưu tầm