Hotline: | |
Miss Thủy: |
Facebook 1: Thủy Sự Kiện
Facebook 2: VữngBền SựKiện
Zalo: Thuysukien
Dạo dọc trên tuyến đường trung tâm Trần Hưng Đạo, không khó để bắt gặp cảnh tượng từng tốp người tranh nhau vào khán đài, nhanh chân “xí” cho mình một chỗ ngồi đẹp nhất để “thưởng ngoạn” pháo hoa. Trong không gian hỗn loạn đó, chúng tôi bất ngờ vì “đội quân” bán vé chợ đenxuất hiện nhan nhản. Người lớn có, sinh viên có, trẻ nhỏ cũng có. Họ cầm trên tay những xấp vé còn nguyên sê-ri, miệng mời chào liên tục, níu kéo người đi đường bằng đủ mọi cách thức.
Một bạn trẻ cầm trên tay những xấp vé còn nguyên sê-ri, miệng mời chào rôm rả.
Theo ghi nhận, họ bán với giá “cắt cổ” bởi biết nhu cầu cấp bách của người dân. Cụ thể, một chỗ ngồi tại khán đài B5 (khán đài xa sân khấu nhất) đã có giá ngất ngưởng lên đến 400.000 đồng, những khán đài gần hơn thì từ 500.000 - 600.000 đồng và cao hơn nữa. Mặc dù vậy, một lượng lớn khán giả vẫn tìm đến các “cò”, chen chúc nhau mua vé gây “nhiễu” cả khu vực. Điều đáng nói, dù lực lượng cảnh sát, cơ động bảo vệ khu vực diễn ra cuộc thi đông đảo hơn mọi năm, nhưng vẫn không thể kiểm soát được tình trạng lộn xộn do “cò vé” gây ra.
Xếp ghế, chiếm “lãnh địa” cả dưới lòng sông để “xí” chỗ
Cũng trong tối qua (30/4), lượng du khách gần xa đổ về trung tâm Đà Nẵng tại các địa điểm “đắc địa” để xem pháo hoa dường như ít hơn ngày đầu tiên tổ chức. Dẫu đường phố có phần thông thoáng, nhưng nhiều người xem đã thi nhau giẫm đạp lên hàng cây cảnh dọc bờ sông. Chưa hết, nhiều người tranh nhau giành địa bàn buôn bán, đem sẵn những chồng ghế cao ra khu vực của mình để cho thuê với giá từ 20.000 - 30.000 đồng/ghế. Mâu thuẫn vì chuyện giành giật khách xảy ra thường xuyên, “đọ” nhau bằng những câu nói thề, chửi tục vô văn hóa khiến hình ảnh một thành phố Đà Nẵng chẳng còn đẹp trong mắt bạn bè quốc tế.
Nhiều người vô ý thức thi nhau giẫm đạp lên đường hoa dọc bờ sông...
Xếp ghế cho thuê ra tới cồn cát phía dưới bờ sông, rất nguy hiểm nếu không may ai đó bị trượt chân té, hoặc thủy triều lên cao.
Không những “xí” chỗ trên bờ mà nhiều người đã lợi dụng những cồn cát ven sông lúc thủy triều xuống để xếp hàng trăm ghế nhựa nhằm chiếm địa bàn. Cả một “lực lượng” hùng hậu chuyên mời khách thuê ghế, dẫn dắt người xem di chuyển xuống tận lòng sông để tìm vị trí đẹp nhất. Những du khách không may mắn có được một tấm vé xem pháo hoa tại khán đài sẵn sàng bỏ ra 20.000đ - 30.000đ, thậm chí cả 100.000đ đặt cọc tiền ghế, để có được một không gian, tư thế thoải mái khi đứng xem pháo hoa.
Không bon chen, xô đẩy để có được chỗ đứng thuận tiện nhất, năm nay, người ta tổ chức nhậu nhẹt, ăn uống linh đình tại các hàng quán nhỏ mọc lên như nấm xung quanh khu vực bắn pháo hoa. Trong suốt gần 15 phút trình diễn của mỗi đội, chúng tôi không còn thấy từng lớp người nhấp nhô đầu nối đầu, tranh nhau để có thể xem trọn vẹn những màn pháo hoa như mấy năm trước nữa, thay vào đó, họ cụng ly chúc mừng, hoan hô, vừa tán gẫu vừa ngồi thưởng thức bắn pháo hoa trong thư thả, vui vẻ.
Người dân tổ chức nhậu nhẹt, ăn uống tại các hàng quán nhỏ mọc lên như nấm xung quanh khu vực bắn.
Điều đáng nói, lấy lí do ngày lễ và bắn pháo hoa, nhiều khu vực trông xe gần đó cho gửi với giá khá “chua”. Trong khi giá niêm yết là xe đạp 3.000đ, xe máy 5.000đ, nhưng thực tế lại cao gấp 2-3, thậm chí 4 lần. Không những thế, những hàng nước ven đường giá cũng tự đội lên gấp 3 lần.
So với ngày đầu tiền, cũng như mấy năm trước, lượng du khách đổ về Đà Nẵng xem pháo hoa trong ngày thứ 2 giảm mạnh. Dù đã gần 19h các trục đường trung tâm ngắm pháo hoa lý tưởng vẫn thưa người.
Hết nạn rác thải, giờ đây lại phát sinh thêm nhiều “vấn nạn” làm xấu đi hình ảnh Đà Nẵng trong mắt bạn bè năm châu. Thiết nghĩ, mỗi chúng ta, đặc biệt người dân Đà Nẵng cần ý thức hơn trong những hành động dù là nhỏ nhất để xứng với danh xưng thành phố đáng sống bậc nhất hành tinh.